
Ông cha ta có câu: “Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.” Nhiều phụ huynh sẽ yêu mến cô giáo Giang.
Lên tiếng không hề đơn giản. Nó phá tan một bầu không khí mà người người, nhà nhà đã quen thuộc. Lẽ đương nhiên người ta sẽ bảo vệ bầu không khí đó. Vụ việc xảy ra tại trường Dân tộc nội trú Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông. Cô giáo Kiều Thị Giang phản đối việc nhà trường mượn danh nghĩa “huy động phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp tiền học bổng hè”. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam thì nói, đó là quyền huy động vốn của trường.
Vậy, vấn đề ở đây có lẽ không phải là ai đúng ai sai, mà là một triết lý cho đất nước. Một triết lý kinh tế đúng đắn là một triết lý giúp tạo ra tích lũy cho nhà trường. Không có triết lý, trường vỡ nợ và hiệu trưởng phải tận thu. Mọi ông hiệu trưởng bị đặt trong hoàn cảnh đó đều phải làm như vậy.
Sức ép từ mạng toàn cầu càng lớn, ông hiệu trưởng càng bị dồn vào thế chân tường và quyết tâm triệt hạ nhân cách của cô giáo Giang.

Cho nên, cổ nhân Tàu lại có câu: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Cuộc bỏ phiếu 24/25 giáo viên trong trường đuổi việc cô giáo cho thấy nội địa Việt Nam xảy ra tình trạng “thi hành công lý tự phát”. Chỉ tính riêng việc bỏ phiếu đuổi người thôi, đã vi phạm pháp luật, đặc biệt đã vi phạm tuyên ngôn độc lập rồi. Ở bên các nước theo văn minh Kinh Thánh, người ta không đối xử với nhau như vậy. Dùng số đông để loại trừ số ít cách lén lút, hoặc bức tử đồng lương của người khác, ấy là văn hóa hoang dã tin đồn, văn hóa của cán bộ xã ấp.
Khi Internet vào Việt Nam thì cũng là lúc văn hoá hiệp sĩ Cơ-đốc giáo vào Việt Nam. Từ nay cho đến ngày đất nước thực sự tiến lên nền kinh tế tri thức sẽ còn nhiều sự việc tương tự xảy ra nữa. Không riêng ông hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam đuổi việc cô giáo Kiều Thị Giang, còn có nhiều hiệu trưởng như thế nữa. Thầy giáo chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa là một ví dụ điển hình.
Có hai nhà giáo là Thái Hạo và Chu Mộng Long đã viết bài sâu sắc ủng hộ cô giáo Kiều Thị Giang. Một bài báo bằng hàng ngàn cái miệng. Trên thế giới có những nội các chính phủ họp lên họp xuống chỉ vì một bài báo. Báo chí trong ngoài nước ủng hộ cô giáo Giang, phê phán thầy hiệu trưởng Nam nhưng chúng ta không nên quên rằng, cốt lõi của vấn đề là tìm ra một triết lý kinh tế đúng đắn. Con người (thầy giáo Nguyễn Văn Nam) chỉ là công cụ thực thi chủ thuyết. “Đói thì ăn vụng, túng thì làm liều”. Triết lý đó phải chăng là Thái Bình minh triết nền chủ đạo của dân tộc Việt Nam, nơi có tự do dưới mái đình làng và bình sản trong phép tỉnh điền, quân phân ruộng đất.
Vì sao gần đây xuất hiện nhiều vụ việc, xuất hiện nhiều người như cô giáo Kiều Thị Giang? Đó là những dấu hiệu cho thấy, nền văn hiến của nước Đại Việt đang sống lại.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 14 tháng 08 năm 2022.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Chủ tập đoàn xuất bản Charlie.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Phone, WhatsApp, Signal: +84344331741
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Chúng ta cùng nhau làm việc vì một ngày mai tươi sáng.
Nhận định sâu sắc: “Vì sao gần đây xuất hiện nhiều vụ việc, xuất hiện nhiều người như cô giáo Kiều Thị Giang? Đó là những dấu hiệu cho thấy, nền văn hiến của nước Đại Việt đang sống lại.”
ThíchThích
Chú cảm ơn TP về những thông tin trên!
ThíchThích
💪💪💪💪💐💐💐💐
ThíchThích
Xã hội thối nát xấu xa không phải do bọn xấu, mà do người tốt im lặng và thỏa hiệp điều xấu xa vậy !
ThíchThích