
Mở đầu Tam Tự kinh là câu văn: Nhân chi sơ, tính bản thiện.
Nghĩa là: Khi con người mới đẻ ra, tính nết của nó hãy còn thánh thiện.
Câu văn trên có mấy tầng lớp ý nghĩa mà chúng ta phải bóc tách.
Ví dụ 1: anh Bờm sinh ra thánh thiện. Khi lớn lên anh Bờm ham chơi lười làm, nên nghĩ ra các trò để lừa phú ông. Câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện” là nói về năm 1277, năm anh Bờm sinh ra. (Giả sử năm 1277).
Ví dụ 2: anh Bờm khi xưa vốn là một thiên sứ, nghĩa là con trai của Đức Chúa Trời. Vì anh Bờm phạm tội nên bị đày xuống nhân gian. Lúc đầu thai làm cậu bé Bờm, anh được xoá hết ký ức và bắt đầu từ 0.
Trong trường hợp này, “bản thiện” tức là nói về thời điểm anh Bờm sinh ra ở thế giới thiên sứ.
Anh Bờm về với “bản thiện” tức là về làm con trai, con gái của Đức Chúa Trời. Chúng ta đối chiếu với câu nói của chúa Giê-su để thấy nền văn học Trung Quốc rất gần với giáo lý cao siêu của chúa Giê-su. Khi về nước thiên đàng, thì một người sẽ làm thiên sứ, tức là con trai con gái của Đức Chúa Trời.
Văn học Trung Quốc, đại diện tiêu biểu nhất của Nho giáo. Nếu không tính Kinh Thánh, Nho giáo chính là một nền triết lý cực kỳ cao viễn. Đến nỗi chỉ mấy dòng vắn tắt được gọi là kinh. Lưu ý Nho giáo trinh nguyên thời Đức Khổng khác với Nho giáo tế tự sau này.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 24 tháng 08 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Bài viết đã được mang vào sách Giáo trình văn học Trung Quốc của nhà văn Tôn Phi.
