Tôn Phi.

Lỗ Tấn là chủ tướng của nền văn hoá Trung Hoa vào buổi giao thời, lúc nhà Thanh suy tàn và chế độ Trung Hoa Dân Quốc của Tôn Trung Sơn lên ngôi.
Lỗ Tấn sinh năm 1881 và mất năm 1936. Sách của ông chất cao bằng người. Nỗi nhớ quê cũ trong buổi giao thời hỗn mang trong truyện ngắn Cố Hương, được trích đem vào sách giáo khoa ở Việt Nam, kể về những người thôn dân hoang mang vào buổi nước Trung Quốc trải qua một cơn gió bụi.
Từ một sinh viên y khoa, Lỗ Tấn bỏ dở, chuyển sang viết văn, dùng hoạt động văn học và văn hoá để bồi bổ cho tinh thần quốc dân đã bị các tập đoàn quân sự thời đại làm cho u mê, bạc nhược. Người ta nói, Lỗ Tấn là một nhà văn trung dung, không phe phái, không giai cấp. Một Trung Quốc đang đón nhận các hội đoàn Cơ-đốc giáo từ Tây sang (quãng năm 1910), cho đến lúc các hội đoàn Cơ-đốc từ Hàn Quốc sang (quãng năm 1964).
Bút pháp của Lỗ Tấn có sức khái quát rất mạnh, chẳng hạn như nhân vật AQ với phép thắng lợi tinh thần đã nói lên giấc mơ của người Trung Quốc, có mái tóc đuôi sam (chữ Q). Trung Quốc ngày nay có lực lượng võ mồm đông nhất thế giới, chính là AQ.
Bên cạnh mảng sáng tác, Lỗ Tấn còn làm một nhà lý luận văn học. Tình hình văn đàn Trung Quốc lúc bấy giờ rất phức tạp rối ren. Ông đã phát biểu rất nhiều quan điểm về văn hoá, nghệ thuật của mình. Nhà văn trau dồi trình độ văn hoá, kỹ thuật viết văn.
Lỗ Tấn không lên án ai. Ông tả thực thông qua mẫu nhân vật tiêu biểu. Phương pháp viết văn của Lỗ Tấn vừa “phổ cập” vừa “nâng cao”. Phổ cập để hướng dẫn đời sống cho dân lao động, công nhân, thợ thuyền. Nâng cao để đặt vấn đề và giảng giải đối với những tinh hoa tư tưởng của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Trên mặt trận văn hoá, Lỗ Tấn đã đào tạo ra được nhiều cán bộ, nhiều tông đồ nhiệt thành. Vào biến cố 1949, những người học trò của Lỗ Tấn di tản sang đảo Đài Loan. Những đệ tử của Lỗ Tấn biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc. Tư cách nhà lý luận của Lỗ Tấn cho phép ông làm nhà tổ chức nền văn chương tại Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, và do đó cũng là nhà văn lớn nhất Trung Quốc.
Sài Gòn, ngày 31 tháng 08 năm 2022.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741.
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Trung Quốc của nhà văn Tôn Phi (ISBN: 979-8781707553).

