Giới thiệu nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, người viết giáo trình văn học Trung Quốc hay nhất Việt Nam hiện nay.

Giang Nam lãng tử tự giới thiệu

Image 1. Phùng Hoài Ngọc.

Lãng tử mượn bài ngũ tuyệt “Tầm ẩn giả bất ngộ” của  Giả Đảo  và “Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy để bày tỏ chân dung của mình.

Bức tranh minh họa cho bài “Tầm ẩn giả bất ngộ“ của họa sỹ khuyết danh cũng gợi ra vài nét chân dung của Lãng tử:

Image 2. ảnh tư liệu.

* Tên nghề nghiệp: Phùng Hoài Ngọc

* Email: ngoc1951@gmail.com

Tùng hạ vấn đồng tử

Ngôn: sư thái dược khứ

Chỉ tại thử sơn trung

Vân thâm bất tri xứ

(松下问童子: Tùng hạ vấn đồng tử : 5 chữ Hán trên bức tranh là câu đầu bài thơ).

 Dịch nghĩa:

TÌM NGƯỜI Ở ẨN KHÔNG GẶP

“Dưới gốc tùng (khách) hỏi em bé.

Em nói: Thầy đi hái thuốc rồi,

chỉ ở trong  núi rừng này.

Mây dày (khách) chẳng biết (thầy) ở chỗ nào”.

Nguyên tác:

松下问童子

 言: 师采药去

只在此山中

云深不知处

Dịch thơ

Cố nhân

Dưới bóng tùng hỏi thăm
Sư hái thuốc xa xăm
Người đi về lối ấy
Mây núi đã ngàn năm 

(Một người bạn là ẩn giả Nguyễn Đại Hoàng dịch thơ gửi cho).

Lời bàn: Bài dịch của Nguyễn tiên sinh thoáng đãng, ưu điểm gieo được vần “ăm” nhẹ nhàng rất hay, thay thế cho ba vần trắc nặng nề của nguyên tác.

Lãng tử tiếc một chút là bản dich thiếu hình tượng em bé và quan niệm ngây thơ của em về đường đi, phương hướng nơi núi rừng mênh mông và nỗi băn khoăn của khách đến…

Image 3. Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc: & Lê Phú Khải, nhà khoa học số 1 Việt Nam về đồng bằng sông Cửu Long.

Một ngày mùa xuân đẹp trời, một khách xa từ Sài Gòn về thăm Núi Cấm xứ biên cương An Giang, nhân ghé thăm Lãng tử đang trú ngụ nơi đây. Nhà thơ Vương Duy đã “làm giùm” bài thơ này.

“Lục ngôn tuyệt cú” của Vương Duy

Đào hồng phục hàm túc vũ

Liễu lục cánh đới triêu yên

Hoa lạc gia đồng vị tảo

Oanh đề sơn khách do miên

Dịch  thơ:
Đào hồng còn giữ nước mưa
Liễu xanh lại dầm sương sớm
Hoa rụng, gia đồng chưa quét
Oanh kêu, khách núi ngủ say.

(Lãng tử dịch).

Lời bàn
Mùa xuân đến với mưa phùn đêm qua không mấy nặng hạt, cánh đào hồng tươi cố níu giữ được một chút nước mưa, trên lá liễu xanh thắm còn ẩm ướt hơi sương.
 
Cả hai, đào và liễu, vẫn còn trong giấc ngủ mơ màng.

Bài thơ là một bức tranh núi sớm mùa xuân. 

Có ba nhân vật là: thi nhân chủ nhà (hẳn là ẩn giả/ẩn sĩ), khách thi nhân và gia đồng (chú bé giúp việc). 


Khách và gia đồng còn mải ngủ say. 
Đào hồng, liễu xanh cũng ngủ say.
Tất cả có tới bốn kẻ ngủ say là: đào hồng, liễu xanh, gia đồng, sơn khách.

Chỉ có hai nhân vật thức giấc sớm.

Con chim hoàng oanh chăm chỉ thức sớm cất tiếng hót và nhà thơ chủ nhà thức dậy sớm. Yên lặng ngắm nhìn cảnh vật, thưởng thức khí xuân, chủ nhà không muốn làm rộn đến ai, nhất là bạn tri kỷ nơi xa đến thăm. Đêm qua cuộc rượu trùng phùng, lại thêm khí hậu mới lạ, bạn  ngủ say. Mặc bạn ngủ nướng thoải mái cho đã mắt, ông chủ cũng không nỡ gọi thằng bé giúp việc thức dậy quét hoa rụng. Ông nhớ, đêm qua nó cũng thức phục vụ tiệc rượu tới khuya. Nó còn trẻ đang tuổi ăn tuổi ngủ, tội nghiệp…

Ông chỉ lẳng lặng ngắm cảnh và cho ra bài thơ “Lục ngôn tuyệt cú”, lát nữa đọc cho bạn nghe.

Bài lục ngôn Vương Duy chỉ có CẢNH, chẳng có việc gì xảy ra (vô SỰ), và dường như cũng chẳng để tình cảm gì lộ ra (vô Tình) ?

Thơ  thì nhất định phải có Tình, nhưng tình ẩn kín đâu đó phía sau 24 chữ.

Có phải thế này chăng:

Vương Duy yêu tha thiết cảnh sống trên núi buổi sáng mùa xuân
Vương rất quý người khách đến thăm mình.
Vương cũng yêu mến chú bé giúp việc nhà (gia đồng) …

Vương Duy là thi nhân, cũng là một họa sĩ nổi tiếng thời ấy, thi trung hữu họa, họa trung hũu thi.

Bạn có thể vẽ một bức tranh minh họa bài thơ  Vương Duy được không, dù chỉ là vẽ tưởng tượng ?

“Lục ngôn tuyệt cú” thực chất là bài tứ tuyệt phá cách xuất sắc thuộc phái điền viên.

Tái bút: Mời bạn đọc thêm phản hồi của độc giả Bình Nhân, Ngoc Diep, Tien Đặng, Lam Thinh…trong 29 phản hồi và trao đổi lại của Lãng tử.

Nhà văn Tôn Phi, tác giả sách Giáo trình văn học Trung Quốc (ISBN: 979-8781707553):

Giáo trình văn học Trung Quốc (ISBN: 979-8781707553)
Một bạn nữ đã nhận bản đầu tiên của sách Giáo trình văn học Trung Quốc.
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s