
Người in sách giáo khoa giả chỉ là thay đổi loại giấy, loại mực. Học sinh mua về thì vẫn đọc được. Kể cả sách giáo khoa thật, giấy bị nhiễm chì (Pb) nặng. Bọn in giả có khi làm được giấy đẹp hơn.
Điều chúng ta quan tâm ở đây là chất lượng nội dung sách. Giáo sư toán học lừng danh Ngô Bảo Châu nói cứ upload (đưa sách PDF lên mạng) rồi em nào cần bài nào thì in ra. Nội dung sách quá dở đến nỗi bạn đọc Nguyễn Duy Khoa ở Bình Thuận nói rằng Việt Nam chưa có một bộ sách giáo khoa đạt chuẩn. Các cô giáo thì không có tội gì bởi các cô giáo nghe bảo sao thì nói lại cho học sinh như vậy.
Trong hai người: Người in sách giáo khoa giả và người giả viết sách giáo khoa thì người thứ hai tội nặng hơn. Nghĩa là ông Trần Hùng (trong ảnh tư liệu làm ảnh đại diện của bài này) vẫn chưa phải là trùm cuối. Trùm cuối của vụ án nằm ẩn nấp đâu đó trong bộ Giáo dục mà không thiên tài nào có thể tìm ra được.
Phật giáo (một trường phái giáo dục khuyên bảo làm lành lánh dữ thì đúng hơn là cứu chuộc con người) có danh từ rất hay là “cộng nghiệp”. Việc giả sản xuất sách giáo khoa đã có từ nhiều thời. Nghiệp chướng tích tụ lại đến nỗi thành một thứ văn hoá và làm sao có thể bỏ tù văn hoa quốc gia được. Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói rằng văn hoá là thứ còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, 28 tháng 09 năm 2022.
Nhà văn Tôn Phi
Tonphi2021@hotmail.com.