Phân tích vụ nhà thơ Đỗ Hoàng mạt sát nhà nghiên cứu người Chăm Inra Sara

Nhà thơ, nhà nghiên cứu Inra Sara

Bằng việc phỉ báng nhà thơ Inra Sara, nhà thơ Đỗ Hoàng đã tự đốn ngã sự nghiệp của mình.

Rất khó để có được một tấm gương tự học đáng ngưỡng mộ như Inra Sara, tên phiên theo tiếng phổ thông là Phú Trạm.

Đỗ Hoàng sỉ nhục Inra Sara là ít chữ, chỉ học hết cấp 3. Xin thưa, bậc học là do con người tự đặt ra và tự quy ước. Với số lượng tác phẩm đồ sộ, không thể nói rằng Inna Sara là một nhà thơ ít chữ.

Nói về ăn xin, dân tộc Chăm còn chưa ăn xin bằng các hội đoàn, kể cả hội đoàn nhà thơ Đỗ Hoàng đang làm thống soái. Vì vậy đừng chê người khác nghèo khi bạn còn sống ở đời. Xưa nhà Nho Đặng Trần Thường viết:

“Ai khanh tướng, ai công hầu,

Đoạn trần ai ai dễ biết ai.”

Tiếp theo, Đỗ Hoàng sỉ nhục dân tộc Chăm 100.000 dân, thêm một cái sai nữa. 100.000 dân thuần chủng đã là con số quá lớn. Bây giờ rất khó tìm ra người Việt thuần chủng. Vào thời Bắc thuộc, người Việt và người Hoa đã lại với nhau rất nhiều. Nửa triệu lính của Triệu Đà lấy vợ Việt và sinh con đẻ cái, tìm được 2000 người Việt thuần chủng đã khó, sau cuộc cưỡng hôn to lớn hồi nào, đến nỗi Nguyễn Trãi không muốn làm mất lòng dân Việt cũng phải ca ngợi Triệu -Đinh-Lý-Trần. Giờ đây khó có thể nói tôi thuần Việt và bạn thuần Việt, khoảng 40% huyết quản đang chảy trong người tôi và bạn là người Hoa. Ngược lại Inna Sara mang trong mình dòng máu dân tộc Chăm tương đối thuần chủng, đó lại là một niềm tự hào. Họ là một dân tộc thuần chủng. Tôi khuyên rằng nhà thơ Đỗ Hoàng hãy rút lại bài mạt sát Inra Sara, nhất là trong khi Đỗ Hoàng cũng là thành viên của hội nhà văn Việt Nam.

Inra Sara là một nhà khoa học nghiêm túc. Tất nhiên anh có thể sai, vì viết nhiều như thế làm sao mà không có sai sót nhỏ được. Song về tổng thể thì Inra Sara đúng. Dân tộc Chăm, cũng như toàn thể đất nước Đại Việt, tự hào khi có một nhà nghiên cứu xuất sắc như anh.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2022.

Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)

Tác giả sách Việt sử đại cương.

Chủ tập đoàn xuất bản Charlie

Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.

Trợ lý: tonthanck @gmail.com.

Tiểu sử tự biên của nhà thơ Đỗ Hoàng.
Đỗ Hoàng công kích nhà thơ Inra Sara
Đỗ Hoàng mạt sát dân tộc Chăm.
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s