
Ảnh: Các sinh viên đại học Berkely. Photo by Laura Vogt.
Tại sao nước Mỹ thu hút được nhiều nhân tài thế giới?
Lý do không phải vì tiền, bởi nếu vì tiền thì người ta sẽ chọn sang Thụy Sĩ sống, nơi có mức lương cao gấp đôi.
Khởi đầu của nước Mỹ là Kinh Thánh. Con thuyền của thuyền trưởng May Flower đưa các nhà Thanh giáo từ Anh chạy sang Mỹ. Vùng đất đầu tiên họ đến là vùng Los Angeles. Tại đây, Thanh Giáo thiết đặt nguyên tắc Kinh Thánh cho nước Mỹ. Đến thế kỷ XXI này, và cả những thế kỷ sau nữa, mọi tổng thống khi lên nhậm chức phải tuyên thệ trung thành với Đức Chúa Trời.
Nếu được, bạn đọc hãy gửi thư cho chúng tôi, biết về lý do tại sao nước Mỹ thu hút được nhiều nhân tài thế giới về đó sống và làm tiền cho Mỹ; kể cả thu hút dòng người tị nạn, dù Mỹ áp dụng nhiều giải pháp ngăn chặn người tị nạn, nhưng họ vẫn cứ chọn Mỹ. Những sự lựa chọn như vậy là hoàn toàn tự nguyện, phải có những lý do lớn và cốt lõi ở đây?
Văn hóa Mỹ không phải hoàn toàn tốt. Đó là văn hóa thử-sai. Tôi làm một việc, thấy sai, tôi sửa, thấy đúng, tôi làm tiếp. Một điều chắc chắn là nước Mỹ luôn luôn vươn tới sự hoàn hảo, thánh khiết. Trên đồng tiền của họ có tuyên bố: In God We Trust, nghĩa là, chúng ta phó thác nơi Đức Chúa Trời.
Với một niềm tin như thế, Mỹ mở cửa cho tự do. Đầu tiên là tự do văn chương. Nhà văn Mỹ Sydney Seldon có tổng tài sản trị giá 3 tỷ USD từ bản quyền bán sách. Nhà văn Việt Nam chết đói, hội nhà văn suốt ngày ăn bám chính phủ, mặc dù cũng hô độc lập-tự do-hạnh phúc như ai. Văn hóa khác nhau dẫn đến văn minh khác nhau và cuối cùng kinh tế, đời sống khác nhau.
Tất cả các trường đại học lớn của Mỹ đều có khoa thần học. Bởi vậy, các trường đại học Mỹ giàu nhất thế giới (tiếp theo là Hàn Quốc). Đại học Harvard chỉ là bề nổi, còn sâu thẳm là những đại học truyền thống, giữ nhịp cho đất nước như đại học Berkeley. Với khẩu hiệu “In God we trust”, nước Mỹ đã phổ cấp giáo dục miễn phí và trợ cấp xã hội phổ biến đầu tiên trên thế giới, khi coi rằng mọi người quốc tịch Mỹ đều là dân Chúa, không có ai sang ai hèn.
Tại sao Việt Nam thường nêu gương “con nhà nghèo học giỏi”, rồi “cố học cho thoát nghèo”, rồi nông dân phát minh ra máy này, máy kia. Chẳng nhẽ cứ giữ cái nghèo mãi mới sáng tạo và học giỏi được à? Đó là nói cho đứa con nít nghe. Bạn tôi, một sinh viên rất giỏi ngành cơ khí, nói rằng muốn làm thí nghiệm, nhưng trường đại học Bách Khoa không có đồ, những cỗ máy triệu đô để làm thí nghiệm. Chán đời bỏ nghề cơ khí ra làm kinh doanh. Bên Mỹ, sinh viên giỏi sẽ có đồ để làm thí nghiệm, nhà phát minh giỏi chắc chắn sẽ được các nhà đại tư bản đầu tư.
Trong cuộc chạy đua kỹ nghệ, người ta ăn nhau chỉ tính bằng mi-li-giây. Muốn vậy, phải có tích lũy tư bản, và, lại phải sang Mỹ. Ở Việt Nam có ông tiến sĩ sủa: ” Chúng tôi chế tạo được máy tính 17 bít.” Nói thế là bốc phét, vì, Việt Nam chưa luyện kim được thì làm sao chế tạo máy tính được. Hơn thế nữa, máy tính phải là 16 bít, 32 bít hoặc 64 bít, tức là lũy thừa của 2, chứ làm sao có máy tính 17 bít. Văn hào Mỹ Mark Twain có câu nói rất hay: “Thà bạn không nói thì không ai biết bạn ngu. Nếu bạn nói ra rồi, không ai nghi ngờ về điều đó nữa.” Tâm lý phải bằng chị bằng em làm cho trí thức Việt phải nói dối, qua đó làm hại cả nền văn hóa. “Ếch muốn to bằng bo”-kỹ sư, giáo sư đại học kiến trúc Đỗ Như Ly nói về ngành công nghiệp sản xuất xe hơi (thực chất là mua phụ tùng về lắp).
Tóm lại, cái thắng của nước Mỹ, không chỉ là thắng về kỹ nghệ, mà còn là, và sâu xa hơn, cái thắng về văn hóa. Giàu nghèo không phải là bằng cấp cao hay bằng cấp thấp, mà là do văn hóa cao hay văn hóa thấp. Nước Mỹ thu hút được nhiều nhân tài thế giới là do họ có văn hóa cao.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 28 tháng 07 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.