
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo, chủ Vietjet Air (hứa) tài trợ cho trường Linacre số tiền 150 triệu bảng Anh. Từng đó thôi dư luận Việt Nam nhảy vào chửi cô giáo Thảo.
Cô giáo Thảo hứa cho trường Lincare bên Anh 150 triệu. Trường chẳng thấy đâu, báo Anh đăng bài chửi cô giáo Thảo. Độc giả Việt Nam thấy vậy cũng lao vào chửi cô giáo Thảo Vietjet Air. Liệu có triết chăng?
Nếu nói cô giáo Thảo không cho trẻ em miền núi Việt Nam tiền mà lại cho sinh viên Anh tiền, đó là tám đố kỵ. Người anh nói với bố trong dụ ngôn Người con hoàn đàng: “Tại sao nó lấy gia tài của bố đi phá mà bố lại cho nó chiên béo, đãi tiệc. Trong khi còn làm cho bố bao nhiêu năm lại không có gì.”
Cho ai tiền, hay không cho ai tiền, là quyền của cô giáo Thảo.
Vậy, bạn đừng thắc mắc tại sao cô giáo Thảo cho sinh viên Anh tiền. Tâm thắc mắc là tâm đố kỵ. “Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có. Còn kẻ không có, chính thứ nó có cũng sẽ bị lấy mất.”
Sai của cô giáo Thảo là chậm giải ngân. Điều này dẫn đến nhà trường và báo Anh Telegraph gọi hãng máy bay của cô giáo Thảo là bikini airlines (hàng không bi-ki-ni).
Nếu tôi là cô giáo Thảo, tôi sẽ xin đổi tên trường Linacare thành, chẳng hạn như, trường Lê Hữu Trác, trường Nguyễn Du. Không dại gì lấy tên người sống để đặt cho một trường lớn. Trong tiểu thuyết Bố già của Mario Puzo, nên đặt tên học bổng là người bố Vito Corleone hơn là đứa con, Michael Corleone. Cần phải có một độ lùi lịch sử. Kinh nghiệm cho các bác muốn đổi tên đường sau này.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 12 tháng 10 năm 2022.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: doanh@dslextreme.com.
Ảnh: Cô giáo Thảo. Vietjet Air.