

Người Mỹ có câu: Công việc có giá 1 đô-la sẽ được trả công 1 đô-la. Điều đó dẫn đến tư tưởng của các nghiệp đoàn Mỹ.
Đem so sánh tư tưởng này với học phí 190 triệu đồng mỗi năm của đại học Y Khoa tại Việt Nam thì chúng ta thấy một cuộc khủng hoảng nền nhân bản. Làm gì có mức phí nào kinh khủng như vậy, khi một ngày công chỉ ở mức 300.000 vnđ. Sau khi tốt nghiệp các em sẽ làm thế nào để thu hồi số tiền đó? Một tín chỉ đại học không nên cao quá một ngày công.
Từ Đăklak, kỹ sư xây dựng Nguyễn Hữu Quý đề xuất giải pháp học phí đại học 0 đồng.
Nay, học phí đại học cao hơn giá trị thật của nó. Cũng như, giá bất động sản tại Vn cao gấp nhiều lần giá trị thực của nó. Vậy nên tôi phải cướp và bạn cũng phải cướp, mà lại không biết trách một ai.
Ngân sách của bộ Giáo Dục 4000 tỷ, quá thấp so với ngân sách của các bộ khác như bộ Công an 14.000 tỷ, bộ Quốc phòng 26.000 tỷ. Xưa, Đức Khổng Tử can ngăn học trò dốt về nước dạy học, đủ cho biết thầy Khổng ưu tiên đầu tư cho Giáo Dục hơn binh bị.
Dù muốn dù không bạn vẫn phải đi học đại học. Biết vậy nước Đức đã miễn giảm học phí cho sinh viên, nhiều trường tại Đức học phí 0 đồng. Hỏi nhà trường bên Đức lời cách nào? Thưa họ lời vì phát minh, sáng chế.
Triết lý quản trị đại học sai nên chi phí phát sinh ngày càng lớn. Người ta gọi đó là “dumping “. Xem sách “Khái niệm dumping trong kinh tế học hiện đại, tác giả Nguyễn Đình Nhân, nhà xuất bản Tôn Phi.
Chúng ta đã hiểu sai về đại học. Cần phân biệt giữa trường đại học và trường nghề. Xây một toà nhà chỉ cần một học sinh tốt nghiệp trường nghề xây dựng. Nhưng xây một toà nhà phù hợp với văn hoá, lịch sử của vùng đất lại cần những sinh viên đại học.
Năm 2022, trường đại học Bách Khoa Hà Nội có nghiên cứu sinh làm luận văn cải tiến áo ngực nữ. Lắm bậc phản đối, vì cho rằng Bách Khoa phải chế tạo ra tàu bay, tên lửa, chứ đâu lo mấy việc con con. Thưa, chính việc con con đó có thể phát triển thành chaebol. Chỉ có 2 ngành người Việt làm có lời mà thôi: thực phẩm và thời trang. Bách Khoa Hà Nội nhìn rất đúng vấn đề. Vingroup, Vạn Thịnh Phát có thể lỗ, vì chạy đua kỹ nghệ, chứ Việt Tiến may áo hay Massan buôn mì tôm thì không thể lỗ được. Trong tương lai, đại học Bách Khoa Hà Nội có thể có lời.
Ảnh 1: Công trình khoa học rất đúng đắn của đại học Bách Khoa. Nhà văn Phạm Viết Đào phê phán nhưng tôi lại rất ủng hộ.
Ảnh 2: Mức lạm thu của đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.