
Triết lý giáo dục đúng là triết lý giáo dục của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay là gì và dẫn đến hậu quả hay thành tựu nào, chúng ta cùng theo dõi.
Những người làm giáo dục sau này dường như không phân biệt nổi Triết lý giáo dục và Mục đích giáo dục. Chính điều này đã dẫn đến một thời tao loạn. Một thời mà, môn sử học, môn hóc búa nhất vì là khoa học hướng đạo, đã bị liệt vào khoa học hạng bét, nơi 1000 học sinh cấp ba chỉ có 2 em chọn thi.
Có một dạo, ngân sách quốc phòng 26 ngàn tỷ, công an 14 ngàn tỷ, giáo dục 4 ngàn tỷ. Thử hỏi, với 4 ngàn tỷ, làm sao nuôi được nền giáo dục, nếu không ăn cắp? Nếu là chủ tịch quốc hội, ông người tốt có thể chi 26 ngàn tỷ cho giáo dục, còn các ngành khác 10 ngàn tỷ đã quá thừa.
Người trông coi mảng điện toán trong nội địa Việt Nam là con trai của Lê Duẩn. Phải nói rằng đây là một tay thương mại giỏi, thế giới có gì, mua về cái nấy cho chế độ. Song, không hiểu bản chất vấn đề. Vậy là chúng ta nghĩ có những IT giỏi. Thực ra con người không có gì thần thánh cả. Nền giáo dục Phần Lan thành công ở chỗ họ tạo ra được những con người phát triển bình thường.
Đến tận bây giờ, năm 2022, mới lòi ra tất cả. Các bậc phụ huynh cũng bị lừa. Người đẩu sao chi nhân rất nhiều và người đẩu sao chi nhân lại rất thành công làm người ta tưởng loại đó giỏi thật. Sau một loạt những sự việc xảy ra, triết lý nhân sinh hàng loạt thay đổi.

Đỉnh điểm của cách tổ chức này là cô giáo bảo phụ huynh nào không theo được lớp thì chuyển ra lớp khác. Biểu hiện của cách tổ chức này là cái chết của thứ trưởng Lê Hải An, một người Nghi Xuân-Hà Tĩnh tài ba. Người có khả năng cáng đáng các chương trình thì rất hiếm.
Vì sao giáo dục ở Việt Nam vỡ quỹ? Thời tranh tre nứa lá, triết lý kinh tế hoặc đúng hoặc sai đều có thể dẫn đến hậu quả đúng, vì thời đó nhà trường chỉ cần mấy ngọn đèn và cây quạt điện. Chuyển sang thời văn minh hiện đại, triết lý kinh tế sai khiến mọi trường vỡ quỹ, học phí mới đây tăng gấp 5. Sự vỡ quỹ này xảy ra trong toàn bộ quy mô nền kinh tế.
Qua thư từ (điện thư, chứ không phải tin nhắn thông thường), chúng ta biết rằng chiều hướng tiến hóa đang có lợi cho văn minh, giống như câu nói của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Dân chủ là một xu thế không thể đảo ngược.”
Từ nước Pháp, tiến sĩ sử học Phạm Cao Dương viết: “Trong lịch sử Việt Nam từ Thế Kỷ 19 trở về trước, không có thời kỳ nào đen tối hơn thời kỳ của những năm cuối cùng của thời Lê Mạt và trong toàn bộ lịch sử Việt Nam, không có thời nào suy đốn và nhiều bạo lực hơn thời kỳ sau năm 1945. Nguyễn Du đã sống trong những năm cuối cùng của thời Lê Mạt và chúng ta đã sống trong những chục năm sau Thế Chiến Thứ Hai.”
Đó là câu nói của một người đã chạy thoát ra được nước ngoài. Trong nước, vẫn có những sĩ phu kiên trì bám trụ, chẳng hạn như tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện. Tôi vô cùng cảm kích và tôn trọng tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện trong các lĩnh vực mà ông có công xây dựng . Ông xứng đáng được tôn vinh là sỹ phu Bắc Hà.
Trên đây là tổng quan. Từ hồi lập chính phủ quốc gia, 1945, ông Hoàng Xuân Hãn đã tạo ra một triết lý giáo dục đúng đắn: Nhân bản- Dân tộc-Khai phóng. Ai thắng về tâm pháp thì thắng về trận pháp. Sau 80 năm, tức là khoảng vào năm 2025, nền giáo dục lại quay về với khẩu quyết đó của cụ Hoàng Xuân Hãn: Nhân Bản- Dân tộc và Khai phóng.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 14 tháng 10 năm 2022.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Chủ tập đoàn xuất bản Charlie, tác giả sách Việt sử đại cương.
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Trong số rất nhiều triết gia ở thế kỷ 21 chúng ta có Giáo sư Tôn Phi, MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
ThíchThích
Triết học một thứ phức tạp. Đó là tìm kiếm ý nghĩa, để hiểu rõ hơn, tìm câu trả lời cho những câu hỏi xung quanh sự tồn tại của chúng ta, mục đích của chúng ta và chính vũ trụ.
ThíchThích