Vì sao ba con gái đốt chết mẹ già lấy nhà mặt đường?

Vừa rồi, một nhạc sỹ rất nổi tiếng ở Sài Gòn là ông Tuấn Khanh làm một câu thắc mắc tại sao người Việt giàu có lại bỏ xứ ra đi.
Cũng như không ai hiểu tại sao ba cô con gái đốt mẹ già dù đã được chia ba miếng đất. Nếu cứ xoay quanh luận đề “những kẻ mê vật chất, ảo tưởng” cho đến “ham việc nhẹ, lương cao”… thì e rằng không có lối ra để giải thích những hiện tượng quanh ta. Còn nếu giải thích theo tôn giáo thì cần gì mở các trường khoa học xã hội. Người ta tị nạn ở đây là tị nạn văn hoá chứ không phải tị nạn kinh tế, mặc dù văn hoá cũng sinh ra kinh tế.

Câu trả lời nằm ở trong nền nhân bản.

Bên Pháp, mỗi người trưởng thành được đảm bảo để có 800 êu-rô mỗi tháng. Họ mang số tiền ấy đi đến các nước nghèo du lịch. Với nền nhân bản của chính quyền Pháp, được rút tỉa từ trong Kinh Thánh, thì có ai giết người thân vì một miếng đất để làm gì? Người ta nói “Nhân dục vô nhai” nghĩa là “Lòng tham không đáy”. Giờ đây chúng ta thấy cuộc sống ngày càng công thức hoá, cứ đến tháng là tiền điện, tiền nước không ai chờ ai…nhiều người không kiếm được và tất yếu sinh ra tệ nạn xã hội. Chính quyền Pháp, học trò của chúa Giê-su, đã một cách căn bản thiết lập được các mối nhân luân. Tất nhiên vẫn còn đây đó những trường hợp đáng tiếc. Song về văn bản, tiêu ngữ “Tự do-Bình đẳng- Bác ái” đã được thực thi.

Bạn biết không triết Nho rất gần gũi với Cơ-đốc giáo. Các nghi thức tế tự là thừa và có phần tà đạo. Ngoại trừ điều đó ra, những nguyên lý của triết Nho đã được áp dụng để các nước Tây Âu làm cho xã hội được bình sản.

Học hành quá cao, hay xã hội phát triển,…mà thiếu nền nhân bản e rằng đó chỉ là sự phát triển bề ngoài. Việt triết nói rằng giá trị của con người nằm ngay trong chính bản thân con người. Mệnh đề này khá quan trọng trong cuộc sống hôm nay.

Trong số quan chức hiện nay có ông Nguyễn Kim Sơn, bộ trưởng bộ giáo dục nhìn ra vấn đề: Nền nhân bản của nước Việt Nam là nền nhân bản Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín, tức là nền nhân bản Nho giáo. Nếu người lớn cố tình thay thế nền nhân bản đó bằng một nền nhân bản nào khác e rằng người lãnh hậu quả là các thế hệ mai hậu, mà càng thế hệ sau thì càng thảm sầu. Ông Nguyễn Kim Sơn có ý đưa nền nhân bản ấy trở lại học đường. Đó là một con người dũng cảm.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 31 tháng 11 năm 2022.

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s