Ấn vàng thuộc về ai?

Trở lại câu chuyện chiếc ấn vàng của vua Bảo Đại thuộc về ai, thiên hạ những ngày này sôi kinh nấu sử. Khoa học lịch sử chân chính trả lời cho câu hỏi: “Ấn vàng thuộc về ai?”

Kinh Thánh có nói rằng: “Của Xê-da trả lại cho Xê-da. Của Đức Chúa Trời trả lại cho Đức Chúa Trời”. Ai là chủ nhân đầu tiên của chiếc ấn thì trả lại cho người đó, đề xuất của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là không hợp lý. Nó trái với đạo trời.

Mua bán, cho tặng phải có hàng xóm chứng kiến. Ví dụ bạn mua miếng đất của đứa bé mồ côi thì dù nó tự nguyện, bạn tự nguyện cũng không được công nhận. Mua bán, truyền thừa phải có bên bán, bên mua và bên chứng kiến.

Quốc tế điều tra chuyện thoái vị tự nguyện và thoái vị do áp lực khủng bố. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ thừa biết vì ông là chuyên gia luật. Quốc tế có những cơ chế để bảo vệ người có lý nhưng đuối sức, và hoàng gia triều đình Huế là một trong số đó.

Hoàng thân Cường Để, anh em con chú con bác với vua Bảo Đại đương thời đã cổ suý cho một giải pháp hoà bình để không ai nằm ngoài vòng pháp luật.

Năm 1945 triều đình nhà Nguyễn đã tham gia “Hội Quốc Liên”. Hội Quốc Liên là tiền thân của Liên Hiệp Quốc. Bởi vậy ngai vàng của họ được bảo đảm cho đến ngày tận thế. Vậy cho nên tình hình Việt Nam bây giờ rất rối ren mà những người lớn (những người có lễ nghĩa liêm sỉ) lo lắng cho đất nước Việt Nam.

Từ nước Pháp, giáo sư Phạm Cao Dương tìm ra được bài thơ Cướp chính quyền đã được in thành văn bản. Quốc tế có lưu trữ bài thơ này. Do đó, lời khẳng định ấn vàng thuộc sở hữu của ai đã quá rõ ràng. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chưa đấu toà quốc tế lần nào, hơn nữa lại có cha-ông Cù Huy Cận- nên suy diễn đánh lừa bản chất của vấn đề. Đôi khi, thắng thua của một vụ án quốc tế lại nằm ở một tờ truyền đơn vứt bừa bãi dọc đường.

Việc vua Bảo Đại thoái vị hoàn toàn không được sự đồng ý của hoàng gia triều đình Nguyễn. Trong khi điều kiện quốc tế yêu cầu là: Công khai-Liên tục-Hoà Bình thì chẳng đạt yêu cầu nào.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ thì chúng ta không trách. Chúng tôi trách một người như tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn cũng viết một bài dở đến như vậy. Công pháp quốc tế có giá trị vĩnh viễn. Nó được soạn bởi những luật sư, triết gia tài ba nhất thế giới nên không phải muốn cướp là cướp được.

Đề nghị của nhà thơ, giáo sư tiếng Anh Thái Bá Tân, cũng như đề nghị của tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn là không phù hợp với công pháp quốc tế. Kính thưa quý vị, ai ở Việt Nam đủ tư cách cầm ấn này về?

Chiếc ấn vàng thuộc về ai, chưa trải qua một phiên toà công pháp quốc tế thì chưa khẳng định được. Đẳng cấp của tiến sĩ Phạm Cao Dương cao hơn hẳn những người như Cù Huy Hà Vũ hay Trần Đức Anh Sơn. Các nhà thơ khác thì không nên bàn đến trong chuyện này.

Ước nguyện của Hồ Chí Minh là trao trả lại ngôi hoàng đế cho vua Bảo Đại chưa được thực hiện. Nghĩa là dân tộc Việt Nam vẫn chờ một cuộc tổng tuyển cử trong mơ ước của những nhân vật lớn của tất cả các bên năm 1945.

Chúng tôi mong muốn rằng Truth and Justice (Công lý và Hoà bình) sẽ đến với tất cả mọi người, trong đó có dân Việt Nam.

Viết tại làng đại học Thủ Đức, Sài Gòn, 01 tháng 11 năm 2022.

Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Tác giả sách Công pháp quốc tế đã phát hành trên Amazon.
Liên lạc và góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: doanh@dslextreme.com.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s