
Hồi chúng tôi học môn “Lịch sử tư tưởng Mỹ học Tây phương”, có ông giáo sư Huỳnh Như Phương kể rằng khoảng 20 năm trở lại đây, họa sĩ sống giàu sang hơn so với nhà văn.
Bởi, văn thì ai cũng viết được. Còn vẽ thì xấu đẹp biết ngay. Ông nói.
Trong khoa tôi có bạn nam khá giỏi, vẫn than phiền vì học nhân văn ra lương bèo nhất trong tất cả các ngành. Hồi đó tâm lý chỉ có bạn đó như vậy. Bạn có thân hình cao nhất lớp và khuôn mặt luôn luôn sầu não. Đây là bậc thiên tài vì chỉ có thiên tài mới sầu não.
Có những trường hợp rất lạ kỳ. Ví dụ, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh lúc học ở Việt Nam thì rất kém, lê lết qua môn. Từ khi sang Mỹ, bỗng dưng cô học giỏi (sau này chế tạo ra bom áp nhiệt). Đủ biết văn hoá ảnh hưởng đến tâm lý của bậc thiên tài như thế nào.
Thời đó chưa ai nghĩ ra tổng thể bức tranh kinh tế. Chúng tôi thuộc loại đọc nhiều nhưng đa số sách vở bị khiếm khuyết. Cha mẹ, dù rất tốt, rất thương con, song nếu không hiểu toàn cảnh bức tranh thì chỉ một câu nói thôi cũng có thể làm hại cuộc đời con. Thế nên mấy năm gần đây xuất hiện một vị sư biểu như giáo sư Nguyễn Đình Cống đặt lại hàng loạt vấn đề.’
Ngày hôm nay sắc trời thay đổi. Bậc thức giả biết và chuẩn bị hành trang văn hoá nước vào thời thượng ngươn.
Con đường rất dài, 50 năm, 60 năm. Giữa mấy chục năm đó có thể đứt gãy xảy ra. Chúc các bạn vượt qua được sự đứt gãy đó hoặc tốt nhất là đừng thấy nó.
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 17 tháng 11 năm 2022.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: doanh@dslextreme.com.