Vì sao thế hệ thứ 2 của người Việt tị nạn thành công trên đất Mỹ?

Trong số những người Việt học giỏi thành danh trên nước Mỹ và được kể cả người Mỹ khâm phục, có giáo sư thiên văn Nguyễn Xuân Vinh, nhà khoa học Dương Nguyệt Ánh (chế tạo bom áp nhiệt), bà Phan Giao tổng công trình sư đóng hàng không mẫu hạm Mỹ, hay mới đây nhất là kỹ sư Trương Công Hiếu, vị tiến sĩ Canada phát minh công nghệ in màu trên kim loại.

Tất cả những người này đều là con em của miền Nam Việt Nam. Bố mẹ của họ, lênh đênh trên biển sang được đến đất Mỹ và Gia Nã Đại.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cùng đi học một trường mà con em của người Việt tị nạn thành công, mà con em của người Việt miền Bắc không thành công cho bằng? Trí thông minh như nhau.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi vẫn chưa đưa ra được một lời đáp rốt ráo, chỉ mới đề ra được một lý thuyết để giải thích hiện tượng trên. Lý thuyết đó bao gồm mấy phần như sau:
Phần thứ nhất: Tất cả những nhà phát minh thiên tài kể trên đều là người của một quốc gia hợp hiến. Hợp hiến ở đây được hiểu cả nghĩa thế quốc gia và thế quốc tế. Ông trời không ban phát minh cho người bất hợp hiến bất kể người đó có thông minh đến đâu, học bạ rực rỡ thế nào.

Phần thứ hai: tất cả những người trên là con cái của một thế hệ đã làm xong triết lý. Ví dụ, ông Phạm Công Thiện làm ra triết lý vượt biên. Cha mẹ của những người kể trên chịu đau khổ ngút trời. Thế hệ đầu làm xong phần việc triết lý, thế hệ sau làm nốt phần công việc khoa học. Tất cả là một dây chuyền ăn ý, có tiếp nối, chứ không thể ngẫu nhiên.

Phần thứ ba: dường như có một cuộc linh phối (harmoni-X) giữa nền văn minh thái Tây và nền văn minh thái âm.
Thái Tây ở đây là Hoa Kỳ, đỉnh điểm của văn minh kỹ nghệ châu Âu đã vượt đại dương sang châu Mỹ và phát triển huy hoàng hơn cả bổn địa.
Thái âm ở đây là Việt Nam Cộng Hoà. Nền văn hiến bị quân Tàu đẩy dần xuống phương Nam, mất lưỡng Quảng,..rồi cuối cùng chỉ còn lại dưới vĩ tuyến 17.
Chỉ có các bà như Dương Nguyệt Ánh, Trương Công Hiếu hay Nguyễn Xuân Vinh là sản phẩm giao phối tinh thần lớn lao như vậy. Tinh thần kết tinh trong những phát minh vật chất của họ.

Tổng quát bài này: Thế hệ người Việt trên đất Mỹ đầu tiên thành công về triết lý. Thế hệ thứ hai thành công về kỹ nghệ.

Hỏi, tại sao người Tàu có quốc tịch Mỹ không thể thành công như vậy? Có phải họ dốt hơn chăng? Thưa không phải. Nguyên nhân nằm ở việc thảm bại về triết lý. Các giá trị ngàn năm trong thơ Đường, trong kinh điển bị đập nát. Dẫn đến thế hệ thứ hai, thứ ba của họ không thể thành công về kỹ nghệ trong tư cách các nhà phát minh trọng đại.

Viết tại Sài Gòn, ngày 22 tháng 11 năm 2022.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: doanh@dslextreme.com.
Ảnh: Đôi bạn Charlie đang đọc sách Tuyển tập thơ Đường của tác giả Rosalee (Hoa Kỳ). Mời đặt mua sách tại Tôn Phi.

Advertisement

3 bình luận về “Vì sao thế hệ thứ 2 của người Việt tị nạn thành công trên đất Mỹ?

  1. Tôi chỉ nghi x đơn giản là giữ được cái triết lý xưa đã chắt lọc nghìn năm truyền lại thi thành công . Nếu làm phôi pha biến đổi sẽ chỉ có một kết quả tầm thường .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s