

Đây là kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh, ngành thủy sản. Anh bị kết án nhiều năm tù, sau khi tẩy chay bầu cử.
Năm 2014, hàng loạt tổ chức xã hội dân sự của người Việt trong nước lập ra. Khoảng 800 người (theo lời một viên chức nọ.)
Có vị nói rằng tất cả những người trên đều là những người yêu nước.
Từ năm 2017 đến năm 2022, bắt tất cả những người đó. Ở ngoài không còn ai dám dù chỉ một tiếng ho.
Có những sinh viên đại học và cao đẳng tự dưng không màng gì nữa mà liều mình. Chắc chắn đó phải là chỉ dấu. Trong một dân tộc tự dưng có những người như vậy hẳn không phải chuyện ngẫu nhiên.
Những ai vua biết mặt, chúa biết tên là sẽ bị bắt. Nếu đấu tranh thắng thì họ cũng không được gì. Nếu đấu tranh thua thì họ sẽ mất tất cả. Vậy tại sao họ vẫn đấu tranh? Là người nhát gan, tôi không dám trả lời câu hỏi trên, xin dành cho quý vợ
Tại sao những người yêu nước biết mà vẫn lên tiếng để rồi gặp những bản án vô cùng tàn khốc như vậy?
Câu trả lời chỉ có từ trong tiềm thức cộng thông của dân tộc. Mấy ngày trước có người lớn nói với tôi, tác giả bài viết này, dường như có chuyện gì đó sắp xảy ra với dân tộc Việt Nam.
Giả sử những người đó “thất học, không nghề nghiệp” như ông nào đó đã tổng kết thì tại sao nước Mỹ lại nhập họ sang với một niềm trân quý? Cả nước Đức cũng hận đua họ sang với một niềm phấn khởi như vậy.
Từ nay trong xã hội sẽ chỉ còn đa số những người khôn lỏi. Người khôn lỏi sống rất lâu và rất thành công, làm cho ai cũng nghĩ người khôn lỏi thật tài.
Sau khi bắt hết 300 người thì muôn vàn tai họa xảy ra, lần này không có ai lên tiếng. Có nhiều người họ đang cười thầm. Cho một ngày mai tươi sáng.
Viết tại Sài Gòn, ngày 25 tháng 11 năm 2022.
Nhà văn Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Chủ tập đoàn xuất bản Charlie.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.