Tôn Phi

Kính thưa quý vị,
Là một nhà khoa học giỏi, có phát minh, thì quý vị không thể nào nghèo được.
Có nơi giả sản xuất ra kit test, có nơi giả sản xuất ra vắc-xin. Nhìn những gương mặt đó thì người giỏi sẽ biết họ có sản xuất được không, chứ không cần phải kiểm tra bằng cấp nữa.
Nhìn bạn mua sách phô-tô hay bạn mua sách in là biết bạn học giỏi hay học dốt, chứ đâu cần phải làm bài kiểm tra nữa.
Càng gian dối thì càng nghèo đói.
Thực ra, chưa ai sử dụng hết kiến thức có trong sách giáo khoa vật lý lớp 11. Kiến thức thừa mứa, bằng cấp ngập răng, mà vẫn nghèo, là vì lý do chi? Thưa, vì không biết cách khai thác.
Thực ra, người nào có óc khoa học hay không, chỉ cần hỏi 10 câu là biết. Người nào vượt qua được 7 trên 10 câu đó thì có thể được đài thọ để trở thành nhà khoa học. Nhà khoa học có mức sống rất cao. Ở Hàn Quốc, mỗi một phát minh trong chiếc điện thoại Samsung được trả nhuận bút bằng cả một tòa chung cư. Kỹ sư Hàn Quốc giàu có vào loại Top của thế giới.
Ở Việt Nam, các phát minh chủ yếu do nông dân. Vì sao vậy? Vì nông dân có lãng mạn khoa học. Còn các nhà khoa học chính thống, lại có bệnh công thần, nên không thể phát minh. Điều này đến từ giáo dục. Từ nhỏ đến lớp, các em học sao cho có điểm cao. Các em Việt Nam thuộc công thức để lắp vào, giải ra đáp số, lấy hết điểm. Bên Do Thái, các em sẽ học để hiểu, tại sao lại có công thức ấy, cơ duyên nào giúp tác giả nghĩ ra công thức kỳ lạ đó. Bởi vậy khi tốt nghiệp, học sinh Do Thái có chỉ số phát minh rất cao.
Điều quan trọng nhất là văn hóa. Văn hóa hiệp sĩ Cơ-đốc giáo là văn hóa săn đón người giỏi, hễ ai giỏi sẽ được ô-tô đến nhà mời ra làm. Văn hóa ở các nước phi Cơ-đốc là văn hóa thù người tài. Bạn hãy để ý xem có phải như vậy không.
Ông chủ tập đoàn Charlie, vừa là ông chủ, vừa là nhà phát minh. Thật chẳng khác nào Alfred Nobel ngày trước. Vì sao tôi phải tự khen mình? Để các bạn cũng tự khen bản thân các bạn rồi vươn lên.
Bài được đưa vào sách Triết lý giáo dục của tác giả Tôn Phi. Mời các bạn đón mua.
Liên lạc tác giả:
tonphi2021@hotmail.com